Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch hội an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch hội an. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Cao Lầu là tên một món mỳ ở Hội An, được xem là món ăn làm nên hồn ẩm thực phố Hội. Phố cổ Hội An không chỉ hấp dẫn du khách bởi nét bình lặng cùng phong cách kiến trúc độc đáo mà còn ở ẩm thực. Ai tới phố cổ cũng không thể bỏ qua đặc sản cao lầu một món ăn độc đáo.

Nguồn gốc của cái tên cao lầu

Đặc sản Cao Lâu món ngon của phố cổ Hội An
Đặc sản Cao Lâu món ngon của phố cổ Hội An (ảnh sưu tầm)


Đặc sản cao lầu xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17 khi chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn được người Hoa đem vào trong khoảng thời gian ấy.

Đặc sản cao lầu ngon khó cưỡng lại
Đặc sản cao lầu ngon khó cưỡng lại (ảnh sưu tầm)


Lúc bấy giờ món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn hai tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây. Cái tên cao lầu luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội.

Sợi cao lầu khô
Sợi cao lầu khô (ảnh sưu tầm)

Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món cao lương mĩ vị. Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Đặc sản cao lầu hồn ẩm thực phố cổ Hội An


Cao lầu một nét rất riêng ở phố cổ Hội An
Cao lầu một nét rất riêng ở phố cổ Hội An (ảnh sưu tầm)
Dù có một vài nét tương đồng với mỳ quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mỳ được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.


Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mỳ quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.


Đến đất Quảng thưởng thức món cao lâu trên đất Hội An
Đến đất Quảng thưởng thức món cao lâu trên đất Hội An (ảnh sưu tầm)


Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của Cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

Đặc sản Cao Lâu món ngon của phố cổ Hội An

Đặc sản Cao Lâu món ngon của phố cổ Hội An (ảnh sưu tầm)

Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị...
Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức đặc sản cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.


Xem thêm >>> Bánh canh Hội An


Hội An có nhiều lắm những món ăn ngon cứ mãi vấn vương trong tâm trí của những du khách phương xa. Đặc sản bánh canh Hội An chính là một trong số đó. Cũng bởi vì là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được hết cái beo béo, bùi bùi của sợi bánh canh trắng ngần. Vì là canh nên không thể thiếu đi cái ngọt nước, cái đậm đà của những gia vị được nêm nếm vào món ăn dân dã này.

Đặc sản bánh canh Hội An
Hội An (Ảnh ST)

Đặc sản bánh canh Hội An


Đặc sản bánh canh Hội An được nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau, như bánh canh giò heo, bánh canh cá tràu hay còn gọi là cá lóc, hay với tôm của, chả cá,...nhưng tất cả đề bắt đầu từ sợi bánh được làm từ bột mì. Những sợi bánh chuẩn nhất là những sợi bánh trong veo, chế biến từ những hạt gạo dẻo thơm, được ví như hạt châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống bao đời nay của người con miền Trung, dù là cố đô Huế, là Tam Kỳ, Hội An, hay Quảng Ngãi.



Đặc sản bánh canh Hội An
Sợi bánh canh trắng ngần (Ảnh ST)

Để có được nồi bánh canh ngon thì phải kĩ lưỡng ngay từ công đoạn chọn gạo làm bánh canh. Nếu như làm bánh xèo phải chọn gạo lúa cũ, đã thu hoạch từ mùa trước thì khi lật bánh lên miếng bánh mới thật gọn không bị dính bìa. Thì đối với bánh canh phải sử dụng gạo lúa mới, để sợi bánh vừa dẻo lại vừa thơm. Gạo phải được vo kĩ nhiều lần, rồi để ngâm trong nước trong khoảng một canh giờ. Vớt gạo đem đi xay trên cối đá, đến khi vừa mịn cầm lên không bị dính tay là được. Bột gạo ướt cho vào một chiếc túi vải, treo lên cho đến khi ráo nước mới đem đi nhào cho đến khi nào bột dẻo, kết dính với nhau tạo thành một khối mới được gọi là bột tới.

Đặc sản bánh canh Hội An
Sợi bánh canh sống (Ảnh ST)

Cho bột tới lên một chiếc mâm gỗ, dùng đoạn ống tre, thường là ống gạt lúa, để cán miếng bột ra thành miếng mỏng vừa phải, dàn đều phần bột. Sử dụng con dao xếp bổ cau để cắt bột thành từng sợi, mỗi sợi dài lại cắt thành những sợi ngắn vừa phải. Sau khi cắt sợi bánh xong đêm đi luộc bằng nước sôi, khi sợi bột vừa chín tới thì nhanh tay vớt ra đem thả ngay vào chậu nước nguội để những sợi bột không bị dính vào nhau, sau đó mới để ra rổ để ráo nước.


Những món ăn từ đặc sản bánh canh Hội An


Bánh canh chân giò


Đặc sản bánh canh Hội An
Bánh canh chân giò (Ảnh ST)

Để nấu được tô bánh canh chân giò thơm ngon thì phải lựa chọn giò lớn vừa phải, thịt thật chắc. Sau khi đã làm sạch phần chân giò, đem chần qua nước sôi trước khi cho vào nấu. Khi nấu nhớ canh nước sôi vớt phần bọt nổi phía trên ra để có một nồi nước dùng thật trong. Đợi đến khi thịt chân giờ mềm thì cho sợi bánh canh vào, nêm nếm cho vừa miệng. Đã đến lúc thưởng thức tô bánh canh chân giò - Món ăn ngon từ đặc sản bánh canh Hội An. Miếng thịt chân giò vừa chín tới, vừa mềm lại vừa săn, chỉ cần nhìn qua thôi cũng thấy được từng thớ thịt mịn màng, khi cắn một miếng là dường như cái vị beo béo ngấm vào tận chân răng. Quả thật là một món ngon không thể bỏ qua của Hội An cổ kính.

Bánh canh tôm thịt chả cá


Đặc sản bánh canh Hội An
Bánh canh tôm thịt chả cá (Ảnh ST)

Bánh canh tôm thịt chả cá - Món ngon từ đặc sản bánh canh Hội An, mang hơi hướng của những món ăn xứ Huế. Những con tôm được lựa chọn phải là tôm đồng, mềm và thơm, được luộc trong nồi nước dùng rồi đem ra bóc sạch vỏ. Thịt ba chỉ cũng luộc cho chín vừa. Sau đó đem cả 2 nguyên liệu này cho vào cối đá giã nhuyễn, viên thành từng viên tròn như trứng cút, cho lại vào nồi nước dùng rồi thêm chút nấm, đợi đến khi tất cả chín tới thì mới cho đặc sản bánh canh Hội An vào. Những miếng chả cá hấp được quét lòng đỏ trứng gà đem xắt thành từng lát vừa miệng rồi trần qua nồi nước dùng. Tô bánh canh tôm thịt chả cá này cũng gần giống với bánh canh cá tràu đồng nhưng thay vì cho ớt vào tô trước, người ta lại cho ớt vào chén nước mắm riêng. Chính cái màu hổ phách của mắm rạng lên với màu ớt đo đỏ đã khiến cho bao thực khách ngồi vào bàn nhìn thấy mà đã tê tê đầu lưỡi.

Đặc sản bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu đa dạng dựa vào sự thay đổi, sự gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với khẩu vị cũng như từng mùa trong năm.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017



Nằm cách Hội An khoảng 3 km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, làng gốm Thanh Hà ngày nay là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng với các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm ở Thanh Hà có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.

Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà (Ảnh ST)

Lịch sử làng gốm Thanh Hà


Năm 1516, nghề gốm hình thành ở làng Thanh Chiêm, sau đó dời lên Nam Diêu - phường Thanh Hà ngày nay. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà được gọi ra Huế, sung vào đội thợ lành nghề xây dựng cố cung. Có những người được phong hàm Chánh Ca, Bát Luyện.

Làng gốm Thanh Hà
Bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm gốm (Ảnh ST)

Về sau, trải qua nhiều biến cố của thời cuộc, làng gốm Thanh Hà có lúc tưởng chừng như bị rơi vào quên lãng. Thế nhưng, với tâm huyết của một số nghệ nhân đã gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa, gốm Thanh Hà dần được phục hồi. Đặc biệt, kể từ khi UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, gốm cũng chuyển mình thêm các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.


>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế  

Trải nghiêm thú vị ở làng gốm Thanh Hà


Đến thăm làng gốm Thanh Hà, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện, tỉ mỉ từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét tưởng chừng như vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.

Làng gốm Thanh Hà
Thử làm gốm xem sao1 (Ảnh ST)

Các sản phẩm chủ yếu của làng gốm Thanh hà là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he…

Làng gốm Thanh Hà
Những sản phẩm xinh xắn (Ảnh ST)

Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung.

Hiện nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế mà làng gốm Thanh Hà giờ đây đã trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung.



Làng rau Trà Quế nổi tiếng bởi những vườn rau xanh sạch xanh mơn mởn. Đã đến Hội An đắm chìm trong không gian xưa cũ, thưởng thức những món ăn đặc sản, hãy dành chút thời gian ghé thăm làng rau Trà Quế trải nghiệm quy trình chăm sóc rau sạch của người dân nơi đây nhé.

Làng rau Trà Quế
Làng rau Trà Quế (Ảnh ST)

Làng rau Trà Quế ở đâu?


Cách trung tâm phố cổ Hội An 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, Làng rau Trà Quế thuộc địa phận thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Làng hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 ha.


>>> Bài viết hay:  Những món ăn vặt ở Hội An 

Làng rau Trà Quế


Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Giữa tiết trời xuân ấm áp, chúng tôi đến làng nghề truyền thống Trà Quế để thưởng thức dư vị ngan ngát thơm nồng của các loại rau và xem người làng rau... làm du lịch.

Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô... Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.

Làng rau Trà Quế
Sự thích thú của khách du lịch khi đến làng rau Trà Quế (Ảnh ST)

Nhờ chính cái hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã riêng có ở Hội An và Quảng Nam. Rau hành, ngò kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc...được dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn đối với món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái ngon của sự phối hợp hương vị của thiên nhiên.

Những trải nghiệm thú vị ở làng rau Trà Quế


Tại làng rau Trà Quế có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay cho du khách cùng tham gia vào công việc trồng rau sạch, trải nghiệm cuộc sống của người trồng rau. Bạn sẽ được trở thành một người nông dân thực thụ trong những bộ quần áo nông dân, dép lê, nón lá được người làng rau dạy cho cách cuốc đất, trồng rau và chăm bón rau. Với những ai không lớn lên ở làng quê thì đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ và lý thú, chắc hẳn sau chuyến đi bạn sẽ thấy yêu thương hơn những người nông dân hiền lành, chất phác với công việc khá vất vả và tỉ mỉ.

Làng rau Trà Quế
Chăm sóc rau ở làng rau Trà Quế (Ảnh ST)

Nếu bạn không thích trồng rau có thể lựa chọn những nhà hàng ở quanh vườn rau để thưởng thức các món ăn ngon của Hội An với rau sạch nhà trồng: món tôm hữu ngọt lịm, thịt heo nuôi tự nhiên hòa với hương thơm nồng của rau húng tía, món hến xào cùng rau răm, hành nồng nàn hương vị, đã ăn một lần không thể nào quên…

Làng rau Trà Quế
Món ăn ngon cùng rau Trà Quế (Ảnh ST)

Các món ăn trứ danh ở Hội An đều quy tụ ở đây và điều đặc biệt là đều sử dụng nguyên liệu là rau Trà Quế. Đây là lý do vì sao những món ăn đặc sản Hội An ăn ở Trà Quế lại ngon hơn rất nhiều.

Hằng năm cứ đến mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… du khách có thể đến đây để hòa vào không khí tưng bừng của lễ hội này ở làng rau Trà Quế.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017



Phố cổ Hội An hấp dẫn du khách bởi nét cổ kính, xưa cũ vẫn gìn giữ được cho đến tận ngày nay. Bài viết dưới đây là tổng hợp những địa điểm tham quan tại phố cổ Hội An. Hãy lưu lại cho chuyến du lịch Hội An tới đây của bạn nhé.

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An lung linh về đêm (Ảnh ST)

Những địa điểm du lịch ở phố cổ Hội An


Chùa Ông - Phố cổ Hội An



>>> Xem thêm: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng


Phố cổ Hội An
Chùa Ông (Ảnh ST)

Chùa Ông - Địa điểm du lịch nổi tiếng ở phố cổ Hội An, nằm ở số 24 đường Trần Phú, còn được gọi với cái tên là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung. Chùa Ông được người Minh Hương định cư ở Hội An và người Việt xưa xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 17. Chùa Ông thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm tỏ lòng kính ngưỡng ca tụng, tán dương tấm lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Giếng Bá Lễ


Giếng Bá Lễ nằm trong kiệt cùng tên, nơi lối đường Phan Châu Trinh với đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền rằng, giếng là do người Chăm xây dựng và được người Việt kế thừa sử dụng. Vào khoảng đầu thế kỉ 20, giếng này do bà Bá Lễ tu bổ với số tiền khoảng 100 đồng Đông Dương nên từ đó có tên gọi là Giếng Bá Lễ.

Phố cổ Hội An
Giếng Bá Lễ (Ảnh ST)

Giếng Bá Lễ - Địa điểm tham quan ở phố cổ Hội An, có kiến trúc hình vuông với cạnh giếng hướng tây bắc – đông nam. Giếng có chu vi là 5,5m, sâu 6,15m, thành miệng cao 0,60m, thành giếng được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vồ cỡ lớn, phía dưới cùng là khung gỗ lim rộng bản. Nước giếng luôn luôn dồi dào, ngọt mát và trong suốt quanh năm đã phản ánh trình độ cao về sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc với thuật phong thủy của người Hội An xưa.

Chùa Cầu


Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền là do người Nhật xây vào đầu thế kỷ 17 và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915 và 1917.

Phố cổ Hội An
Chùa Cầu (Ảnh ST)

Cầu có mái che rất độc đáo, ở chính giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây. Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.

Hội quán Phúc Kiến


Phố cổ Hội An
Hội quán Phúc Kiến (Ảnh ST)

Tương truyền rằng, tiền thân của Hội quán Phúc Kiến - Địa điểm du lịch ở phố cổ Hội An, là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu từ Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán ngày càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc phố cổ Hội An.

Hội quán Triều Châu


Phố cổ Hội An
Hội quán Triều Châu (Ảnh ST)

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu được xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển của người dân được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Ngoài ra, phố cổ Hội An còn có những địa điểm du lịch có giá trị văn hóa cao khác như Hội quán Quảng Đông, Nhà thờ tộc Trần, Bảo tàng lịch sử, văn hóa, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Quân Thắng (Số 77 – Trần Phú), Nhà thờ tộc Trần (Số 21 – Lê Lợi), Chợ Hội An, Nhà cổ Đức An.



Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Nhắc đến Quảng Nam chắc hẳn mọi du khách sẽ chỉ nghĩ ngay đến Hội An, đến phố cổ nhỏ nhỏ xinh xinh từ lâu vốn đã được khách du lịch yêu thích. Nhưng Quảng Nam không chỉ có Hội An, Quảng Nam là còn có cả một thiên đường hoang sơ, với biển, rừng, suối thác đẹp lặng người mà ít người hay biết. Gần đây sự xuất hiện của làng bích hoạ Tam Thanh đã trở thành địa điểm hút khách du lịch mọi lữa tuổi bước đến bởi những bức tranh đầy màu sắc tuyệt đẹp.

Làng bích họa Tam Thanh là điểm đến mới tại Hội An
Làng bích họa Tam Thanh là điểm đến mới tại Hội An (ảnh sưu tầm)

Làng bích họa Tam Thanh ở đâu?

Làng bích họa Tam Thanh có địa chỉ ở thôn Trung Thanh, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Những bức họa cũng như màu sơn tường nơi đây đều là tác phẩm nghệ thuật của nhiều họa sĩ Hàn Quốc trong dự án “Giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn – Việt”.

Làng bích họa Tam Thanh thu hút hàng nghìn khách bước tới
Làng bích họa Tam Thanh thu hút hàng nghìn khách bước tới (ảnh sưu tầm)

Tham quan làng bích họa Tam Thanh


Tham quan làng bích họa Tam Thanh
Tham quan làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Tham quan làng bích họa Tam Thanh
Tham quan làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Ngay khi vừa bước chân đến đây bạn đã ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích nhiều màu sắc. Những ngôi nhà đơn sơ khoác lên mình tấm áo choàng rực rỡ, nào là những bức họa sinh động, gần gũi với muôn vàn màu sắc xinh tươi của cuộc sống.

Mọi nỗi buồn tan biến khi tới làng bích họa Tam Thanh
Mọi nỗi buồn tan biến khi tới làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Tất cả những bức vẽ đều lấy nguồn cẩm hứng từ đời sống chân thật đầy mộc mạc của người dân làng chài ven biển. Những bức tranh ở đây muôn hình vạn trạng, từ những hình ảnh ra khơi đánh cá, đến những hình ảnh ngộ nghĩnh trong phim hoạt hình đầy đáng yêu.

Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu tại làng bích họa Tam Thanh
Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu tại làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Đến đây bạn như thấy bản thân mình bé lại, bước vào thế giới cổ tích đầy bình yên mà vứt hết đi muộn phiền âu lo của cuộc sống.

Hình ảnh tại làng bích họa Tam Thanh
Hình ảnh tại làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Hình ảnh ra khơi tại làng bích họa Tam Thanh
Hình ảnh ra khơi tại làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Từ khi khóa lên mình màu áo mới đẹp đẽ và đầy sống động, làng bích họa Tam Thanh trở thành một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch đặt chân đến.

Hình ảnh chân thật tại làng bích họa Tam Thanh
Hình ảnh chân thật tại làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Vốn dĩ là một làng chài nghèo, nhưng sau khi được tô vẽ trở thành làng bích họa Tam Thanh thì nơi đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Tam Kỳ. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh sinh động khắc họa cuộc sống thường ngày của người dân ven biển do các họa sĩ Hàn Quốc thể hiện trên bức tường của hơn 100 ngôi nhà trong làng.

Làng bích họa Tam Thanh
Làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Ngay từ những bước chân đầu tiên, từ những khung cảnh đầu tiên đập vào mắt. Bức họa làng Tam Thanh đã hiện ra vô cùng thơ mộng. Chính vì vậy mà cuộc sống của người dân nơi đây dường như trở nên nhẹ nhàng thư thái hơn bao giờ hết, khác hẳn gam màu trầm lam lũ của làng chài ven biển trước kia.

Làng bích họa Tam Thanh
Làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Làng bích họa Tam Thanh
Làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Làng bích họa Tam Thanh
Làng bích họa Tam Thanh (ảnh sưu tầm)

Trở về từ làng bích họa Tam Thanh, nhiều du khách chia sẻ rằng, đây là một mô hình thú vị, có sức hấp dẫn rất lớn với khách du lịch, nhất là giới trẻ. Mong rằng Việt Nam sẽ có thêm nhiều làng bích họa hơn nữa. Hãy cùng nhau tới ngay làng bích họa Tam Thanh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ tích có một không hai này và tha hồ mang ảnh về bạn nhé.

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Thưởng thức địa chỉ QUÁN ĂN ĐÊM Phú Quốc ngon, bổ, rẻ

Nhắc đến Phú Quốc, hòn đảo xinh đẹp nhất, có những thứ khiến cho bạn say mê điên đảo: những bãi biển cát trắng, nước trong suốt như pha lê,...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN