Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017



Nằm cách Hội An khoảng 3 km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, làng gốm Thanh Hà ngày nay là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng với các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm ở Thanh Hà có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.

Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà (Ảnh ST)

Lịch sử làng gốm Thanh Hà


Năm 1516, nghề gốm hình thành ở làng Thanh Chiêm, sau đó dời lên Nam Diêu - phường Thanh Hà ngày nay. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà được gọi ra Huế, sung vào đội thợ lành nghề xây dựng cố cung. Có những người được phong hàm Chánh Ca, Bát Luyện.

Làng gốm Thanh Hà
Bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm gốm (Ảnh ST)

Về sau, trải qua nhiều biến cố của thời cuộc, làng gốm Thanh Hà có lúc tưởng chừng như bị rơi vào quên lãng. Thế nhưng, với tâm huyết của một số nghệ nhân đã gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa, gốm Thanh Hà dần được phục hồi. Đặc biệt, kể từ khi UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, gốm cũng chuyển mình thêm các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.


>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế  

Trải nghiêm thú vị ở làng gốm Thanh Hà


Đến thăm làng gốm Thanh Hà, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện, tỉ mỉ từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét tưởng chừng như vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.

Làng gốm Thanh Hà
Thử làm gốm xem sao1 (Ảnh ST)

Các sản phẩm chủ yếu của làng gốm Thanh hà là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he…

Làng gốm Thanh Hà
Những sản phẩm xinh xắn (Ảnh ST)

Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung.

Hiện nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế mà làng gốm Thanh Hà giờ đây đã trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Thưởng thức địa chỉ QUÁN ĂN ĐÊM Phú Quốc ngon, bổ, rẻ

Nhắc đến Phú Quốc, hòn đảo xinh đẹp nhất, có những thứ khiến cho bạn say mê điên đảo: những bãi biển cát trắng, nước trong suốt như pha lê,...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN